Lễ ăn hỏi là một phần nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt, đồng thời là sự thông báo chính thức cho quan viên hai họ về việc cưới gả của đôi uyên ương.
Tìm hiểu đôi nét về lễ đám hỏi của người Việt
Lễ đám hỏi, thời điểm hai bên gia đình chính thức thông báo việc hứa gả cô dâu cho chú rể. Là giai đoạn quan trọng nhất đánh dấu bước ngoặt trong hôn nhân của đôi bạn trẻ. Tuy nhiên hiện nay, không phải các cặp tình nhân nào cũng biết ý nghĩa của lễ đám hỏi. Qua bài viết, Cưới hỏi Hưng Thịnh xin chia sẻ cùng bạn đôi nét về lễ đám hỏi của người Việt. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Lễ đám hỏi là gì?
Lễ đám hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, là thời điểm chính thức được thông báo hai bên gia đình kết thành thông gia. Là giai đoạn cô gái trở thành “vợ sắp cưới” chàng trai trở thành “chồng sắp cưới”. Cũng là thời điểm chú rể được trở thành con trong gia đình của cô dâu và ngược lại cô dâu được phép gọi ba mẹ của chú rể bằng bố và mẹ.
2. Thành phần tham gia lễ đám hỏi.
Bên phía nhà trai: có chú rể, ông bà, bố mẹ, chú bác, cô dì, bạn bè cùng đội thanh niên chưa vợ bưng bê tráp (mâm quả)
Nhà gái: cô dâu, ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác, bạn bè cùng đội nữ chưa chồng đỡ bê tráp từ nhà trai.
3. Lễ vật cho ngày lễ đám hỏi.
Những lễ vật cần có trong ngày đám hỏi: Trầu cau; bánh cốm; mứt sen; rượu, chè; thuốc lá; bánh phu thê, bánh đậu xanh; lợn sữa quay; tiền dẫn cưới…
Đó là những lễ vật tối thiểu trong tục lễ cưới cổ truyền. Về số lượng và chất lượng thêm bớt tùy vào truyền thống, tục lễ của vùng miền cũng như kinh tế gia đình để chuẩn bị.
Theo quan niệm người xưa, lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với sự dưỡng dục của nhà gái. Đồng thời lễ vật cũng thể hiện sự quý mến, tôn trọng của nhà trai dành cho cô dâu.
4. Những thủ tục cơ bản trong ngày lễ đám hỏi.
Lễ đám hỏi thường được tổ chức một cách long trọng với đầy đủ các thủ tục lễ nghi.
- Rước lễ vật:
Lễ vật đã được nhà trai chuẩn bị, sắp xếp một cách chu đáo kĩ càng đáp ứng về cả chất lượng lẫn thị hiếu thẩm mỹ. Điều đặc biệt là tất cả đều phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng được phủ vải đỏ) như thế mới tôn lên tính biểu trưng của lễ vật.
Những người giữ vai trò bưng tráp lễ đều được diện bộ trang phục áo dài cách tân, đội hình phải được sắp xếp cân đối để đội lễ vào nhà gái.
Nghi thức rước lễ vật trong đám hỏi được xem là một nét văn hóa đẹp của dân tộc.
- Tiếp khách:
Đây được xem là buổi gặp mặt chính thức của hai bên gia đình nhằm thống nhất ngày tổ chức đám cưới. Gia đình nhà gái phải chuẩn bị kĩ càng chu đáo nhằm thể hiện lòng thành đối với họ nhà trai. Thông thường, trong lễ đám hỏi nhà gái tiếp nhà trai bằng tiệc trà. Tuy nhiên hiện nay, đa phần nhà trai sẽ bày tiệc mặn để đón tiếp thông gia trong ngày trọng đại lễ đám hỏi.
- Trả lễ:
Sau khi dùng tiệc xong, trước khi họ nhà trai xuất phát ra về, bên gia đình cô dâu sẽ thực hiện thủ tục trả lễ bằng cách lại quả cho nhà trai. Tất cả lễ vật sẽ được chia ra cho nhà trai. Gia đình chú rể nhận lễ vật và ra về.
5. Ý nghĩa của ngày lễ đám hỏi.
- Nghi thức nhà trai mang sính lễ sang nhà gái xin hỏi cưới cô dâu:
Đây là bước khởi đầu cho chặng đường về chung một nhà của cô dâu và chú rể. nghi thức quan trọng để hai bên gia đình thể hiện lòng thành kính cho nhau. Nếu không có ngày lễ ăn hỏi thì lễ đám cưới sẽ không thể diễn ra.
- Ngày lễ đám hỏi, dịp để thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo đối với tổ tiên:
Tuy ông bà tổ tiên không hiện hữu nhưng trong thâm tâm của người Việt ông bà luôn dõi theo con cháu từng ngày. Nhất là đám cưới, một cái lễ trọng đại của một đời người chúng ta cần báo cáo với tổ tiên bằng việc làm một lễ lớn để cúng ông bà. Đây cũng chính là lúc con cháu trong nhà thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với tổ tiên.
- Lễ đám hỏi thể hiện lòng thành ý của nhà trai đối gia đình nhà gái và cô dâu:
Việc chuẩn bị chu đáo, kĩ càng về sính lễ cho ngày ăn hỏi chính là lòng thành của họ nhà trai dành cho họ nhà gái và cô dâu. Thiện chí, tâm tư của nhà trai được nhà gái nhìn thấy rõ qua từng tráp lễ đã được chuẩn bị. Cho nên nhà trai cần cân nhắc, sắp xếp, trang trí sính lễ sao cho phù hợp và đẹp mắt nhất có thể.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu một cách đầy đủ về những nghi thức, ý nghĩa trong lễ đám hỏi truyền thống của người Việt. Thực tế, lễ đám hỏi được diễn ra trong một thời gian khá nhanh nhưng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ càng từ trước. Tuyệt đối cấm kỵ xảy ra những thiếu sót, đỗ vỡ làm ảnh hưởng đến không khí của đám hỏi. Một buổi lễ ăn hỏi hoàn hảo cũng chính là khởi đầu cho một gia đình yên ấm, hạnh phúc cho cô dâu và chú rể. Chúc các bạn có một lễ đám hỏi đúng nghĩa.
Lễ ăn hỏi là một nghi thức không thể thiếu trong các đám cưới truyền thống của người Việt Nam .
Gói dịch vụ lễ ăn hỏi tại cưới hỏi trọn gói Hưng Thịnh sẽ đem đến cho bạn gia đình những tráp ăn hỏi sang trọng với chi phí thấp nhất phù hợp với nhu cầu điều kiện của khách hàng.
Bạn có thể tham khảo những dịch vụ cung cấp dưới đây của công ty chúng tôi.
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi
Lễ dạm ngõ
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi
Lễ dạm ngõ