Những điều bạn cần biết về lễ ăn hỏi
Đã bao giờ bạn tự hỏi mình “ lễ ăn hỏi” là gì chưa? Thủ Tục Lễ ăn Hỏi gồm những gì, là một trong những phong tục truyền thống của dân tộc người Việt. Tục lễ này được truyền lại từ đời này sang đời khác. Bắt buộc mọi cô dâu và chú rễ đều phải thực hiện.
Tuy nhiên, có không ít người vẫn chưa biết lễ ăn hỏi sẽ diễn ra như thế nào? Qua bài viết sau, Cưới hỏi Hưng Thịnh xin chia sẻ cùng bạn đôi nét về Thủ Tục Lễ ăn Hỏi gồm những gì.
1. Bạn biết gì về lễ ăn hỏi?
Lễ ăn hỏi là nghi thức được thực hiện sau khi hai bên gia đình đã tổ chức lễ dạm ngõ. Đây chính là thời điểm nhà trai đem sính lễ sang nhà gái với lí do mong cho đôi uyên ương được kết duyên cùng nhau.
2. Ai là người thực hiện Thủ tục lễ ăn hỏi?
Đương nhiên nhân vật quan trọng không thể thiếu đó chính là cô dâu và chú rể. Ngoài đôi uyên ương còn có bố mẹ của chú rể, cô gì chú bác, họ hàng cô dâu và người thân trong gia đình của hai bên.
Tuy nhiên, theo sự phát triển của thời đại, trong ngày đám hỏi hai bên gia đình vẫn có thể mời một số bạn bè thân thiết đến chung vui.
3. Lễ vật trong lễ ăn hỏi gồm những gì.
Trong lễ đám hỏi theo truyền thống tục lễ cưới hỏi của người Việt thì lễ vật trong lễ đám hỏi bao gồm như sau:
- Mâm trầu cau
- Thuốc và rượu
- Bánh hỏi: như bánh phu thê, bánh cốm hoặc là bánh giầy
- Hoa quả tươi
- Trà và mứt sen
Trên đây là những lễ vật cơ bản không thể thiếu trong ngày lễ đám hỏi truyền thống. tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền có những phong tục văn hóa khác nhau có thể sẽ có thêm các sính lễ khác đi kèm.
4. Trình tự thực hiện trong nghi lễ đám ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức quan trọng nhằm giúp đôi uyên ương kết duyên trong sự vui tươi trọn vẹn. Cho nên, chúng ta cần phải thực hiện chu đáo, nghiêm túc và theo đúng trình tự của nó. Hãy thực hiện lễ ăn hỏi theo trình tự dưới đây nhé.
Nhà trai xuất phát mang sính lễ đến nhà gái:
Thường thì khi tổ chức cưới hỏi, người dân việt sẽ chọn ngày lành tháng tốt. Trong lễ đám hỏi cũng không ngoại lệ. nhà trai sang nhà gái cũng được ấn định ngày giờ.
Sau khi bên nhà trai đã chuẩn bị, kiểm tra đầy đủ các lễ vật như trên sẽ xuất phát sang nhà gái để hỏi cưới cô dâu. Chúng tôi khuyên nhà trai nên cân đối thời gian để đến nhà gái kịp giờ lành tháng tốt.
Trao lễ vật giữa hai bên gia đình.
Trước khi hai bên gia đình tiến hành nghi thức trao lễ vật cho nhau. Bên nhà trai cần chuẩn bị kĩ càng, tươm tất từ khâu nghi thức lẫn lễ vật.
Bên nhà trai cần sắp xếp đội hình các thành viên trong gia đình theo đúng thứ bậc từ cao xuống thấp. Nghĩa là xếp theo thứ tự: Ông bà, các bậc cao niên đại diện gia đình trước, sau đó đến bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và cuối cùng là các thành viên khác trong gia đình.
Gia đình của cô dâu cùng các bậc cao niên đại diện bên nhà gái sẽ ra đón chào gia đình thông gia.
Đương nhiên, khi hai gia đình gặp mặt sẽ có màn chào hỏi nhau một cách thâm tình sau đó mới thực hiện trao lễ vật.
Đội bê tráp bên nhà trai trao lễ vật cho đội đỡ tráp nhà gái để đưa mâm hoa quả vào trong nhà của cô dâu. Sau đó chính hai đội bưng mâm hoa quả sẽ trao phong bì trả duyên. Tất nhiên là phòng bì này do bên nhà trai và nhà gái cùng thống nhất chuẩn bị.
Giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ Ăn Hỏi .
Sau khi phần trao lễ vật được thực hiện, bên nhà gái sẽ mời nước nhà trai, rồi hai bên cùng giới thiệu thành phần tham dự lễ ăn hỏi.
Để đáp lễ cho nhà trai, đại diện nhà gái phát biểu lời cảm ơn và giới thiệu thành phần tham dự trong buổi lễ.
Sau đó, đại diện bên nhà trai đứng dậy phát biểu, trình bày lý do đến hỏi cưới cô dâu, đồng thời giới thiệu các lễ vật mà nhà trai mang đến.
Đại diện nhà gái nói lời cảm ơn và chấp nhận tráp lễ. Mẹ của cô dâu và chú rể cùng mở tráp lễ trước sự chứng kiến của mọi người.
Cô dâu ra mắt gia đình chú rể.
Theo phong tục ở nhiều nơi, khi nhà gái chưa nhận tráp lễ của nhà trai thì chú rể sẽ không được gặp mặt cô dâu. Nhưng bây giờ đã đến lúc chú rể lên phòng cô dâu để ra mắt gia đình nhà trai.
Tiếp theo, cô dâu chào hỏi và rót nước mời gia đình bên nhà trai. Còn chú rễ rót nước mời gia đình của cô dâu.
Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái.
Trước khi cho chú rể ra mắt tổ tiên, mẹ cô dâu sẽ lấy một số lễ vật từ mâm ngũ quả đặt lên bàn thờ để cúng ông bà. Cuối cùng là mẹ cô dâu dẫn cô dâu và chú rễ lên thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái để ra mắt tổ tiên.
Hai bên gia đình bàn bạc lễ cưới.
Sau khi đã thực hiện xong các nghi thức của lễ ăn hỏi. Hai bên thông gia sẽ thống nhất, ấn định ngày giờ đón cô dâu và ngày tổ chức lễ cưới.
Đồng thời, hai bên sẽ chụp những bộ ảnh lưu niệm cùng người thân và quan khách.
Nhà gái lại mâm quả cho nhà trai.
Khi đã kết thúc buổi lễ. Nhà gái sẽ chia lại quả (10 lễ vật ) và trả lại mâm tráp cho nhà trai. Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý không dùng kéo để cắt mâm quả; mâm tráp được trả phải để ngửa nắp lên.
Sau khi đã nhận lại quả, bên nhà trai sẽ xin phép ra về. Còn bên nhà gái sẽ ở lại dùng bữa cơm thân mật. Đương nhiên bên nhà trai cũng có thể được dùng nếu như hai bên gia đình thống nhất.
Trên đây, chúng tôi đã khái quát đầy đủ cho các bạn những điều cơ bản về lễ ăn hỏi. Nhìn qua sẽ thấy có những nghi thức dài dòng, phức tạp nhưng lễ ăn hỏi chỉ diễn ra tầm khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng là kết thúc.
Nếu có nhu cầu đặt tráp lễ ăn hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0962 333 382, cưới hỏi Hưng Thịnh sẽ tư vấn cụ thể, nhiệt tình cho các bạn.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thủ Tục Lễ ăn Hỏi Gồm những gì”