Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi hay và ấn tượng nhất năm 2021 -2022
Cưới hỏi Hưng Thịnh sẽ tặng bạn một bài phát biểu trong lễ ăn hỏi hay và ấn tượng nhất trong năm 2021 nhé. Trong các buổi tiệc hay lễ hội được tổ chức, bài phát biểu luôn là tiêu chí được nhiều người quan tâm nhất. Bởi đây chính là công cụ giúp cho người làm chương trình gửi tâm tư, cảm xúc, nguyện vọng đến mọi người tham gia buổi lễ. Và đây cũng chính là điều kiện không thể thiếu trong lễ ăn hỏi.
Tuy nhiên, để viết được lời phát biểu trong lễ ăn hỏi không phải ải cũng đều làm được, những băn khoăn làm thế nào để có một bài phát biểu trong lễ ăn hỏi hay, độc đáo và chỉnh chu nhất đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của chúng tôi,
1. Bài phát biểu, tiêu chí không thể thiếu trong lễ ăn hỏi.
Muốn xây dựng được một bài phát biểu hay, trước tiên chúng ta cần nhận thức được bài phát biểu có vai trò như thế nào trong lễ ăn hỏi. Bài phát biểu như là “cầu nối” để hai bên gia đình có thể hiểu tâm tư, nguyện vọng cho nhau. Đây chính là nơi để họ thể hiện cảm xúc của chính gia đình.
Bài phát biểu cũng chính là màn chào hỏi nhau của gia đình thông gia. Cho nên, trong lễ ăn hỏi thì bài phát biểu chính là điều kiện cần nhất mà bạn phải chuẩn bị.
2. Cách thức trình bày một bài phát biểu trong lễ ăn hỏi như thế nào?
Đối với những ai đã có dày dặn kinh nghiệm, viết một bài phát biểu dễ như uống một téch trà hay ăn một thỏi sô cô la. Nhưng đối với những người chưa từng viết lần nào họ sẽ không hình dung được một bài phát trong lễ ăn hỏi cần có những tiêu chí gì.
Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn cách trình bày một bài phát biểu trong lễ ăn hỏi chỉnh chu nhất:
Thông thường trước khi nghi thức lễ ăn hỏi được tổ chức, thì đại diện hai bên nhà trai và nhà gái sẽ thể hiện màn chào hỏi của gia đình mình bằng một bài phát biểu đã được chuẩn bị từ trước. Người đại diện phát biểu được chọn thường là những người trưởng tộc, uy quyền, có tài ăn nói lưu loát trước đám đông.
Một bài phát biểu trong lễ ăn hỏi cũng như trong lễ cưới, nó đòi hỏi phải có tính ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đảm bảo đủ nội dung. Không chứa đựng sự cầu kì hay thiên quá về cảm xúc.
Vậy, cụ thể một bài phát biểu đại diện của nhà trai trong lễ ăn hỏi như thế nào? Mời quý vị theo dõi nội dung tiếp theo nhé.
3.Mẫu bài phát biểu trong lễ ăn hỏi đơn giản, ý nghĩa
Việt Nam có 63 tỉnh thành phố, nhiều dân tộc với văn hóa vùng miền đa dạng. Nhưng về cơ bản, mẫu bài phát biểu trong Lễ Ăn Hỏi sẽ được viết theo hướng đơn giản, đầy ý nghĩa, bám sát trình tự của lễ dạm và điều kiện thực tế của cô dâu chú rể tương lai cũng như hai bên gia đình.
Dù bạn ở tỉnh nào, vùng miền nào thì bài phát biểu trong Lễ Ăn Hỏi cũng sẽ bao gồm bài phát biểu của nhà trai và bài phát biểu của nhà gái. Mỗi mẫu bài phát biểu lễ dạm ngõ lại bao gồm một số phần chung như lời chào – giới thiệu thành phần tham dự của mỗi bên – tuyên bố mục đích của buổi lễ – giới thiệu sính lễ – gửi lời cảm ơn đến nhà trai/ nhà gái. Dưới đây là mẫu bài phát biểu cụ thể của họ nhà trai và họ nhà gái để bạn có thể tham khảo:
3.1 – Mẫu bài phát biểu lễ dạm ngõ của nhà trai
Lễ Ăn Hỏi Được tổ chức tại tư gia của nhà gái. Các công tác chuẩn bị xung quanh Lễ Ăn Hỏi như chuẩn bị bàn ghế, trà nước, bánh kẹo đều là việc mà nhà gái cần làm. Tuy nhiên, trong Lễ Ăn Hỏi, người phát biểu đầu tiên sẽ là đại diện của họ nhà trai (thường là người cao niên, có uy tín, có danh dự trong dòng họ). Phần phát biểu của đại diện họ nhà trai sẽ bắt đầu ngay sau khi hai bên gia đình ngồi ổn định bên bàn uống nước. Nó sẽ bao gồm một số phần cơ bản như:
Lời chào hỏi và giới thiệu về thành viên của đoàn nhà trai
“Kính thưa hai họ, thưa các cụ, các ông, các bà và toàn thể cô dì chú bác anh chị em có mặt trong buổi lễ hôm nay. Tôi là (tên trưởng đoàn nhà trai), là (vai vế so với chú rể – ví dụ như ông trẻ, bác ruột) của cháu (tên chú rể) và là đại diện cho họ nhà trai đến tiến hành Lễ Ăn Hỏi cho hai cháu. Thay mặt toàn thể đoàn nhà trai, tôi xin gửi lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe đến họ nhà gái. Tôi cũng xin phép được giới thiệu thành phần đoàn nhà trai tham dự Lễ Ăn Hỏi ngày hôm nay gồm (giới thiệu tên và vai vế so với chú rể theo thứ tự từ cao xuống thấp)”.
Tiếp theo sau đó: Thể theo nguyện vọng của hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) và được sự cho phép của gia đình nhà gái, hôm nay đoàn nhà trai chúng tôi đến đây để xin ra mắt gia đình nhà gái và xin phép họ nhà gái đồng ý cho làm Lễ Ăn Hỏi để hai cháu được chính thức. Đồng thời, bàn bạc để hai bên gia đình thống nhất, chuẩn bị cho lễ hỏi, lễ thành hôn của các cháu trong thời gian sắp tới”.
“Đoàn nhà trai chúng tôi rất vui mừng vì sự đón tiếp đông đủ, ấm cúng, nồng hậu của gia đình nhà gái. Trải qua quãng thời gian dài quen biết và tìm hiểu, cho đến nay tình cảm giữa hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) đã chín muồi. Cháu (tên chú rể) đã trình bày với bố mẹ, họ hàng nội ngoại về mong muốn về chung một nhà với cháu (tên cô dâu). nên hôm nay đoàn nhà trai đến xin phép được làm lễ ăn hỏi như hôm dạm ngõ 2 nhà đã thống nhất số lễ mà nhà gái yêu cầu ví dụ như trâu chín ngà, gà chín cựa…….. hôm nay nhà trai đã chuẩn bị sắp xếp đầy đủ lễ vật đến nhà gái để làm lễ Ăn hỏi cho 2 cháu.
Giới thiệu sính lễ mà họ nhà trai đem đến
“Trong buổi lễ ngày hôm nay, gia đình nhà trai chúng tôi đã chuẩn bị tráp Lễ Ăn Hỏi gồm 9 lễ theo yêu cầu
- Tráp cau Đông Hải Hải phòng : 100 quả cau, lá trầu trang trí đẹp
- Tráp rượu thuốc : 03 Cây thuốc 3 số 555, 03 Rượu chile trang trí đẹp
- Tráp rồng
- Tráp phượng
- Tráp chè thái nguyên
- Tráp Mứt den trần
- Tráp bánh cốm Nguyên Ninh hàng than
- Tráp heo quay
- Tráp xôi gấc
Tôi xin phép được mời cha mẹ của cháu (tên chú rể) và cháu (tên cô dâu) lên cùng trao – nhận và mở tráp lễ vật mà nhà trai mang đến. Hy vọng gia đình nhà gái sẽ chấp nhận lễ vật mà nhà trai đã chuẩn bị và đồng ý cho hai cháu nên duyên trăm năm”.
Tiếp Theo Bác đại Diện thay mặt nhà trai gửi lời cảm ơn đến nhà gái
“Thay mặt gia đình nhà trai, tôi xin cảm ơn vì sự đón tiếp chu đáo, thân tình của gia đình nhà gái. Cảm ơn sự có mặt của tất cả các cụ, các ông, các bà, các cô dì chú bác đã tham dự buổi Lễ Ăn Hỏi hôm nay. Tôi cũng hy vọng hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu) sẽ yêu thương nhau, cùng nhau nâng đỡ và làm tròn bổn phận của người làm con với hai bên gia đình”.
3.2 – Mẫu bài phát biểu Lễ Ăn Hỏi của nhà gái
“Kính thưa hai họ, thưa các cụ, các ông, các bà và toàn thể cô dì chú bác anh chị em có mặt trong buổi lễ hôm nay. Tôi là (tên trưởng đoàn nhà trai), là (vai vế so với cô dâu – ví dụ như ông trẻ, bác ruột) của cháu (tên cô dâu) và là đại diện của họ nhà. Thay mặt họ nhà gái, tôi xin gửi lời chào đến tất cả các cụ, các ông, các bà đã bớt thời gian để tham buổi Lễ Ăn Hỏi của hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu). Thành phần của họ nhà gái chúng tôi gồm (giới thiệu tên và vai vế so với cô dâu theo thứ tự từ cao xuống thấp)”.
Tuyên bố chấp thuận nhận Lễ Ăn Hỏi của họ nhà Trai
“Chúng tôi được biết cháu (tên cô dâu) và cháu (tên chú rể) đã quen biết, tìm hiểu từ lâu. Cháu (tên cô dâu) đã xin phép bố mẹ, gia đình nội ngoại để tiến đến hôn nhân với cháu (tên chú rể). Nay gia đình nhà trai không quản ngại đường xá xa xôi, đem mâm trầu tráp lễ đến làm lễ dạm ngõ xin cưới cháu (tên cô dâu). Tôi xin lại diện cho gia đình nhà gái nhận mâm trầu cau và đồng ý để hai cháu tiến tới hôn nhân”.
Thay mặt họ nhà gái gửi lời cảm ơn đến họ nhà trai
“Sau đây tôi xin mời hai gia đình cùng ngồi ăn trầu, uống nước để bàn bạc, thống nhất ngày lành tháng tốt làm lễ thành hôn cho hai cháu (tên chú rể – tên cô dâu). Xin mời các ông các bà!”.
Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi của đại diện nhà trai và nhà gái cũng là một phần trong kịch bản của chương trình lễ ăn hỏi. Vì vậy, nó đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, kỉ càng của người đại diện phát biểu. Qua bài viết, hi vọng chúng tôi đã giúp bạn phần nào trong việc góp phần tạo sự thành công tốt đẹp của buổi lễ ăn Hỏi.
Nếu bạn cần một bài phát biểu hay tổ chức lễ ăn hỏi đủ sự vui vẻ nhưng không thiếu các nghi thức truyền thống vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0962 333 382 chúng tôi hứa sẽ mang lại cho bạn sự hài lòng nhất.